Zirconi

Zirconi,  40Zr
Tính chất chung
Tên, ký hiệuZirconi, Zr
Phiên âm/zərˈkniəm/ zər-KOH-ni-əm
Hình dạngBạc trắng
Zirconi trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
Ti

Zr

Hf
Ytri ← Zirconi → Niobi
Số nguyên tử (Z)40
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)91,224
Phân loại  kim loại chuyển tiếp
Nhóm, phân lớp4, d
Chu kỳChu kỳ 5
Cấu hình electron[Kr] 5s2 4d2
mỗi lớp
2, 8, 18, 10, 2
Tính chất vật lý
Màu sắcBạc trắng
Trạng thái vật chấtChất rắn
Nhiệt độ nóng chảy2128 K ​(1855 °C, ​3371 °F)
Nhiệt độ sôi4682 K ​(4409 °C, ​7968 °F)
Mật độ6,52 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mật độ ở thể lỏngở nhiệt độ nóng chảy: 5,8 g·cm−3
Nhiệt lượng nóng chảy14 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi573 kJ·mol−1
Nhiệt dung25,36 J·mol−1·K−1
Áp suất hơi
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 2639 2891 3197 3575 4053 4678
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa4, 3, 2, 1,[1]Lưỡng tính
Độ âm điện1,33 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 640,1 kJ·mol−1
Thứ hai: 1270 kJ·mol−1
Thứ ba: 2218 kJ·mol−1
Bán kính cộng hoá trịthực nghiệm: 160 pm
Bán kính liên kết cộng hóa trị175±7 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thể ​Lục phương kết chặt
Cấu trúc tinh thể Lục phương kết chặt của Zirconi
Vận tốc âm thanhque mỏng: 3800 m·s−1 (ở 20 °C)
Độ giãn nở nhiệt5,7 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Độ dẫn nhiệt22,6 W·m−1·K−1
Điện trở suấtở 20 °C: 421 n Ω·m
Tính chất từThuận từ[2]
Mô đun Young88 GPa
Mô đun cắt33 GPa
Mô đun khối91,1 GPa
Hệ số Poisson0,34
Độ cứng theo thang Mohs5,0
Độ cứng theo thang Vickers903 MPa
Độ cứng theo thang Brinell650 MPa
Số đăng ký CAS7440-67-7
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Zirconi
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
88Zr Tổng hợp 83,4 ngày ε - 88Y
γ 0.392D -
89Zr Tổng hợp 78,4 giờ ε - 89Y
β+ 0.902 89Y
γ 0.909D -
90Zr 51.45% 90Zr ổn định với 50 neutron
91Zr 11.22% 91Zr ổn định với 51 neutron
92Zr 17.15% 92Zr ổn định với 52 neutron
93Zr Vết 1,53×106 năm β- 0.060 93Nb
94Zr 17.38% 94Zr ổn định với 94 neutron[3]
96Zr 2.8% 2,0×1019 năm[4] ββ[5][6] 3.348 96Mo

Zirconi là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Zrsố nguyên tử 40. Nó là một kim loại chuyển tiếp màu trắng xám bóng láng, tương tự như titan. Zirconi được sử dụng như là một tác nhân tạo hợp kim do khả năng cao trong chống ăn mòn của nó. Nó không bao giờ được tìm thấy như là một kim loại tự nhiên mà thu được chủ yếu từ khoáng vật zircon, chất có thể được làm tinh khiết nhờ clo. Zirconi lần đầu tiên được Jöns Jakob Berzelius cô lập từ dạng không tinh khiết vào năm 1824.

Zirconi không có vai trò sinh học nào đã biết. Nó tạo thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ, như zirconi dioxide và zirconocen dichloride. Nó có 5 đồng vị nguồn gốc tự nhiên, ba trong số đồng vịn này là ổn định. Phơi nhiễm ngắn hạn với bột zirconi có thể gây ra các kích thích dị ứng nhẹ còn việc hít thở phải các hợp chất zirconi có thể gây ra u hạt da và phổi.

Đặc trưng

Một thanh tinh thể Zirconi

Zirconi là một kim loại mềm, dẻo và dễ uốn, ở trạng thái rắn trong nhiệt độ phòng. Khi độ tinh khiết thấp thì nó trở nên cứng và giòn hơn.[7][8] Ở dạng bột thì zirconi rất dễ cháy nhưng ở dạng khối rắn thì nó khó bắt lửa hơn.[9] Zirconi có khả năng chống ăn mòn bởi các chất kiềm, acid, nước muối và các tác nhân khác rất cao.[10] Tuy nhiên, nó sẽ hòa tan trong các acid như acid hydrochloricacid sulfuric, đặc biệt là khi có mặt flo.[11] Các hợp kim của nó với kẽm sẽ có từ tính khi nhiệt độ dưới 35 K.[12]

Điểm nóng chảy của zirconi là 1855 °C, và điểm sôi là 4409 °C.[13] Zirconi có độ âm điện bằng 1,33 (theo thang Pauling). Trong số các nguyên tố khối d, zirconi có độ âm điện thấp thứ năm sau hafni, ytri, lanthan, và actini.[14]

Đồng vị

Zirconi nguồn gốc tự nhiên có 5 đồng vị. Zr90, Zr91, Zr92 là ổn định. Zr94 có chu kỳ bán rã 1,10×1017 năm. Zr96 có chu kỳ bán rã 2,4×1019 năm, là đồng vị tồn tại lâu dài nhất của zirconi. Trong số các đồng vị tự nhiên này thì Zr90 là phổ biến nhất, chiếm trên 51,45% khối lượng zirconi. Zr96 là ít phổ biến nhất, chỉ chiếm 2,80% zirconi.[15]

28 đồng vị nhân tạo của zirconi cũng đã được tổng hợp, có khối lượng nguyên tử từ 78 tới 110. Zr93 là đồng vị nhân tạo tồn tại lâu nhất, có chu kỳ bán rã 1,53×106 năm. Zrr110, đồng vị nhân tạo nặng nhất của zirconi, cũng là đồng vị tồn tại ngắn nhất, với chu kỳ bán rã chỉ là 30 miligiây. Các đồng vị phóng xạ với khối lượng nguyên tử từ 93 trở lên phân rã theo β-, trong khi các đồng vị có khối lượng từ 89 trở xuống phân rã theo β+. Ngoại lệ duy nhất là Zr88, phân rã theo kiểu ε.[15]

Zirconi cũng có 6 đồng phân hạt nhân, Zr83m, Zr85m, Zr89m, Zr90m1, Zr90m2, Zr91m. Trong số này thì Zr90m2 có chu kỳ bán rã ngắn nhất, chỉ 131 nanogiây còn Zr89m là tồn tại lâu nhất với chu kỳ bán rã 4,161 phút.[15]

Hợp chất

Là một kim loại chuyển tiếp, zirconi tạo thành nhiều hợp chất vô cơ và phức chất. Nói chung, các hợp chất này là chất rắn nghịch từ không màu trong đó zirconi có trạng thái oxy hóa +4. Các hợp chất Zr(III) được biết đến rất ít còn Zr(II) thì rất hiếm.

Oxide, nitride và carbide

Oxide phổ biến nhất của zirconi là zirconi dioxide (ZrO2). Hợp chất này còn gọi là zirconia, có khả năng chống đứt gãy hiếm có và khả năng chống ăn mòn cao, đặc biệt là khi ở dạng hình hộp.[16] Các tính chất này làm cho zirconia là hữu ích khi làm lớp che phủ cản nhiệt,[17] và nó cũng là vật liệu thay thế phổ biến cho kim cương.[16] Zirconi monoxide, ZrO, cũng được biết đến và sao loại S được phát hiện bằng cách phát hiện các vạch phát xạ của ZrO.[18]

Zirconi tungstat là một loại vật chất bất thường ở việc nó co lại khi bị nung nóng thay vì giãn nở ra như ở các vật liệu khác.[13] Các hợp chất vô cơ khác của zirconi còn có zirconi hydride (II), zirconi nitride,

Zirconyl chloride là phức hợp zirconi tan trong nước hiếm có với công thức [Zr4(OH)12(H2O)16]Cl8.

Zirconi carbide và zirconi nitride là chất rắn chịu nhiệt. Cacbua được sử dụng làm dụng cụ khoan và lưỡi cắt. Các pha của zirconi hydrua cũng được biết đến.

Chì zirconate titanate (PZT) là vật liệu áp điện được sử dụng phổ biến nhất, với các ứng dụng như đầu dò siêu âm, hydrophones, kim phun đường ray thông thường, máy biến áp áp điện và bộ truyền động vi mô.

Halide và giả Halide

Zirconi tồn tại 4 muối halide: ZrF4, ZrCl4, ZrBr4,và ZrI4. Tất cả đều có cấu trúc polyme và ít bay hơi hơn nhiều so với các tetrahalide titan đơn phân tương ứng. Tất cả đều có xu hướng thủy phân để tạo ra oxyhalide và dioxit. Zirconi tetrachloride (ZrCl4), được dùng làm chất xúc tác trong phản ứng Friedel-Crafts.[19][20] Các tetraalkoxide tương ứng cũng được biết đến. Không giống như các halide, alkoxide hòa tan trong dung môi không phân cực. Dihydro hexafluorozirconate được sử dụng trong ngành hoàn thiện kim loại như một chất ăn mòn để thúc đẩy độ bám dính của sơn.[21]

Hợp chất hữu cơ

Các hợp chất hữu cơ của zirconi thường được sử dụng như là chất xúc tác cho quá trình polyme hóa. Nó cũng là yếu tố quan trọng trong chất xúc tác Ziegler-Natta, dùng để sản xuất polypropylene. Ứng dụng này tận dụng khả năng hình thành liên kết thuận nghịch với carbon của zirconi. Hợp chất cơ-zirconi đầu tiên là zirconocen dibromide, được John M. Birmingham và Geoffrey Wilkinson báo cáo tại Đại học Harvard năm 1952.[22] Tác nhân Schwartz, do P. C. Wailes và H. Weigold điều chế năm 1970,[23] là một metallocene ((C5R5)2M) dùng trong tổng hợp hữu cơ để biến đổi các alkenalkyn.[24]

Zirconocene dichloride, một hợp chất cơ-zirconi điển hình

Hầu hết các phức của Zr(II) đều là dẫn xuất của zirconocene, một ví dụ là (C5Me5)2Zr(CO)2.

Ứng dụng

Do khả năng chống ăn mòn tốt của zirconi nên nó thường được sử dụng như là tác nhân tạo hợp kim trong các vật liệu phải chịu tác động của môi trường có tính ăn mòn cao, chẳng hạn như các loại vòi,[25] các dụng cụ phẫu thuật, kíp nổ, các chất thu khí và các sợi của ống chân không. Zirconi dioxide (ZrO2) được sử dụng trong các nồi nấu phòng thí nghiệm, lò luyện kim, cũng như là vật liệu chịu lửa.[12] Zircon (ZrSiO4) được cắt thành đá quý để sử dụng trong ngành kim hoàn.

Công nghiệp vũ trụ và hàng không

Các hợp kim của zirconi được dùng chế tạo một số bộ phận của tàu vũ trụ do khả năng chịu nhiệt của nó.[26]

Các bộ phận chịu nhiệt độ cao như buồng đốt, cánh quạt và cánh quạt trong động cơ phản lựctua bin khí cố định ngày càng được bảo vệ bởi các lớp gốm mỏng và/hoặc lớp phủ có thể sơn được, thường bao gồm hỗn hợp zirconia và ytri(III) oxide.[27][28]

Zirconi cũng được sử dụng làm vật liệu được lựa chọn đầu tiên cho các bể chứa hydro peroxide (H
2
O
2
), đường nhiên liệu, van và tên lửa đẩy, trong các hệ thống đẩy không gian như những hệ thống này trang bị cho phi cơ không gian Dream Chaser của Sierra Space, nơi lực đẩy được tạo ra bởi quá trình đốt cháy dầu hỏa và hydro peroxide, một chất oxy hóa mạnh nhưng không ổn định. Lý do là zirconium có khả năng chống ăn mòn tốt đối với H
2
O
2
và trên hết, không xúc tác cho quá trình tự phân hủy tự phát của nó như các ion của nhiều kim loại chuyển tiếp đã làm.[29][30]

Trong phản ứng hạt nhân

Khoảng 90% lượng zirconi sản xuất ra được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân do nó có tiết diện bắt neutron thấp và khả năng chống ăn mòn cao.[8][13]

Ứng dụng y học

Các hợp chất chứa zirconi được sử dụng trong nhiều ứng dụng y sinh, bao gồm cấy ghép và mão răng, thay thế đầu gối và hông, tái tạo chuỗi xương tai giữa và các thiết bị phục hồi và chân tay giả khác.[31]

Zirconium liên kết với urea, một đặc tính đã được sử dụng rộng rãi vì lợi ích của bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.[31] Ví dụ, zirconi là thành phần chính của hệ thống tuần hoàn và tái tạo dịch thẩm tách phụ thuộc vào cột hấp phụ được gọi là hệ thống REDY, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1973. Hơn 2.000.000 phương pháp điều trị lọc máu đã được thực hiện bằng cách sử dụng cột hấp phụ trong hệ thống REDY.[32] Mặc dù hệ thống REDY đã được thay thế vào những năm 1990 bằng các giải pháp thay thế ít tốn kém hơn, các hệ thống lọc máu dựa trên chất hấp thụ mới đang được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đánh giá và phê duyệt. Renal Solutions đã phát triển công nghệ DIALISORB, một hệ thống lọc máu di động, ít nước.

Natri zirconi cyclosilicat được sử dụng bằng đường uống trong điều trị tăng kali máu. Nó là một chất hấp thụ chọn lọc được thiết kế để ưu tiên việc giữ các ion kali hơn các ion khác trong đường tiêu hóa.[33]

Hỗn hợp của phức hợp Zr4+ đơn phân và Al3+ polyme với hydroxide, chlorideglycine, được gọi là nhôm zirconi tetrachlorohydrex gly hoặc AZG, được sử dụng trong chế phẩm như chất chống mồ hôi trong nhiều sản phẩm khử mùi. Nó được lựa chọn vì khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da và ngăn mồ hôi thoát ra khỏi cơ thể.

Ứng dụng trước đây

Zirconi carbonate ngậm nước (3ZrO2•CO2•H2O) từng được dùng trong mỹ phẩm dành cho da để trị tác động của sơn độc, nhưng đã bị loại bỏ do nó gây ra một số phản ứng làm hại da trong một số trường hợp.[7]

Lịch sử

Khoáng vật zircon chứa zirconi hay các biến thể của nó (như jargoon, hyacinth, jacinth, ligure), được đề cập tới trong các văn bản của Kinh Thánh.[13][26] Khoáng vật này đã không được biết như là có chứa một nguyên tố mới cho tới tận khi Klaproth phân tích mẫu jargoon từ đảo Ceylon ở Ấn Độ Dương.Ông đặt tên cho ngyên tố mới này là Zirkonerde (zirconia).[10][13] Humphry Davy đã cố gắng cô lập nguyên tố mới này vào năm 1808 bằng điện phân, nhưng thất bại.[7] Zirconi (từ tiếng Syriac zargono,[34] tiếng Ả Rập zarkûn từ tiếng Ba Tư zargûn زرگون nghĩa là "giống như vàng")[26] lần đầu tiên được Berzelius cô lập ở dạng không tinh khiết vào năm 1824 bằng cách nung nóng hỗn hợp kali và fluoride zirconi-kali để phân hủy trong ống sắt.[10][13]

Phương pháp thanh kết tinh (hay phương pháp Iodide) do Anton Eduard van Arkel và Jan Hendrik de Boer phát minh năm 1925 là phương pháp công nghiệp đầu tiên để sản xuất ở quy mô thương mại zirconi kim loại nguyên chất. Phương pháp này diễn ra với sự phân hủy bằng nhiệt của tetraiodide zirconi (ZrI4). Nó bị thay thế vào năm 1945 bằng phương pháp Kroll rẻ tiền hơn do William Justin Kroll phát minh, trong đó zirconi tetrachloride bị khử bởi magiê.[8][35]:

ZrCl 4 + 2 Mg Zr + 2 MgCl 2 {\displaystyle {\ce {ZrCl4 + 2Mg -> Zr + 2MgCl2}}}

Sự phổ biến

Địa chất

Xu hướng sản xuất khoáng vật zirconi cô đặc toàn thế giới

Zirconi có hàm lượng khoảng 130 mg/kg trong lớp vỏ Trái Đất và khoảng 0,026 μg/L trong nước biển,[36] mặc dù không bao giờ ở dạng kim loại tự nhiên. Nguồn thương mại chủ yếu chứa zirconi là khoáng vật silicat zirconi là zircon (ZrSiO4),[7][37] chủ yếu có ở Australia, Brasil, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Hoa Kỳ, cũng như ở dạng trầm tích với trữ lượng nhỏ hơn nhiều khắp thế giới.[8] 80% lượng zircon khai thác tại Australia và Nam Phi.[7] Ước tính trữ lượng zircon toàn cầu là trên 60 triệu tấn[38] và tổng sản lượng hàng năm là khoảng 900.000 tấn.[36]

Nguyên tố này tương đối phổ biến trong các ngôi sao loại S, và nó cũng đã được phát hiện là có trong Mặt Trời cùng các thiên thạch. Các mẫu đá Mặt Trăng thu được từ chương trình Apollo có hàm lượng oxide zirconi rất cao so với các loại đá trên Trái Đất.[10][37]

Quang phổ cộng hưởng thuận từ electron đã được sử dụng trong nghiên cứu trạng thái hóa trị 3+ bất thường của zirconi. Phổ thuận từ electron của Zr3+, ban đầu được quan sát là tín hiệu ký sinh trong các tinh thể đơn pha tạp sắt của ScPO4, đã được xác định rõ ràng bằng cách chuẩn bị các tinh thể đơn ScPO4 pha tạp với chất làm giàu đồng vị (94,6%)91Zr. Các tinh thể đơn LuPO4 and YPO4 pha tạp Zr dồi dào tự nhiên và giàu đồng vị cũng đã được phát triển và nghiên cứu.[39]

Sinh học

Zirconi không có vai trò sinh học nào đã biết, mặc dù các muối zirconi có độc tính thấp. Cơ thể người trung bình chứa không quá 1 miligam zirconi, và nhu cầu mỗi ngày chỉ khoảng 50 μg. Hàm lượng zirconi trong máu người thấp ở mức 10 phần tỷ. Các thực vật thủy sinh dễ dàng hấp thụ zirconi hòa tan nhưng nó khá hiếm ở thực vật trên đất liền. 70% thực vật không chứa zirconi, còn những loài có chứa nó thì cũng không vượt quá 5 phần tỷ.[7]

Sản xuất

Sự phổ biến

Zircon là phụ phẩm trong khai thác và chế biến các khoáng vật titan như ilmenitrutile, cũng như trong khai thác thiếc.[40] Giai đoạn từ năm 2003 tới năm 2007, giá của zircon đã tăng dần từ 360 USD tới 840 USD một tấn.[38] Zirconi cũng có trong trên 140 loại khoáng vật đã biết khác, như baddeleyit hay kosnarit.[41]

Sau khi được thu thập từ nước biển vùng duyên hải, khoáng vật rắn zircon được tinh chế bằng các thiết bị cô đặc xoắn ốc để loại bỏ cát sỏi dư thừa và bằng thiết bị tách từ trường để loại bỏ ilmenitrutile. Các phụ phẩm sau đó có thể đổ vào môi trường một cách an toàn do chúng đều là thành phần tự nhiên của cát bãi biển

Phần lớn lượng zircon được sử dụng trực tiếp trong các ứng dụng thương mại, nhưng một tỷ lệ nhỏ được chuyển thành kim loại. Zircon đã tinh lọc sau đó được tinh chế thành zirconi tinh khiết bằng khí chlor hoặc bằng cách khử zirconi(IV) chloride bằng kim loại magnesi trong quy trình Kroll.[42] Kim loại thu được sẽ được nung kết dính cho đến khi đủ dẻo đối với nghề luyện kim.[8]

Phân tách zirconi và hafni

Một thanh zirconi.

Zirconi chất lượng thương mại cho phần lớn ứng dụng vẫn còn chứa 1-3% hafni.[43] Zirconi và hafni đều có mặt trong zircon và chúng cực kỳ khó tách ra khỏi nhau do chúng có các tính chất hóa học rất tương tự.[26][37] Tuy nhiên, đặc tính hấp thụ neutron của chúng rất khác nhau, đòi hỏi phải tách hafni khỏi zirconi cho các lò phản ứng hạt nhân.[26] Một số phương pháp phân tách đang được sử dụng.[44] Quá trình chiết lỏng-lỏng của các dẫn xuất thiocyanate-oxit dựa vào việc các dẫn xuất hafni hòa tan trong methyl isobutyl ketone tốt hơn một chút so với trong nước. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ. Ở Ấn Độ, quy trình chiết bằng dung môi TBP-Nitrate được sử dụng trong quá trình phân tách.

Hafni phải được loại bỏ khỏi zirconi cho các ứng dụng hạt nhân vì hafni có tiết diện hấp thụ neutron lớn hơn zirconium 600 lần.[45] Hafni tách ra có thể được sử dụng làm thanh điều khiển lò phản ứng.[46]

Độc tính

Việc ăn hay hít phải Zr93, một đồng vị phóng xạ, có thể gia tăng khả năng phát triển ung thư.[36] Phơi nhiễm ngắn hạn với bột zirconi có thể gây ra dị ứng, nhưng chỉ khi tiếp xúc với mắt mới cần theo dõi y tế.[47] Việc hít thở phải các hợp chất zirconi có thể gây ra u hạt da và phổi. Hơi zirconi có thể gây ra u hạt phổi. Phơi nhiễm kinh niên đối với tetraclorua zirconi có thể làm tăng tỷ lệ chết ở chuột nhắt và chuột lang cũng như làm giảm hemoglobin máu và hồng cầu ở chó. OSHA khuyến cáo giới hạn phơi nhiễm trung bình 5 mg/m³ và 10 mg/m³ cho giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn.[48]

Trong số những đồng vị phóng xạ của Zirconi, 93Zr là một trong những đồng vị phổ biến nhất. Nó được giải phóng dưới dạng sản phẩm phân hạch hạt nhân 235U và 239Pu,, chủ yếu trong các nhà máy điện hạt nhân và trong các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào thập niên 1950 và 1960. Nó có chu kỳ bán rã rất dài (1,53 triệu năm), sự phân rã của nó chỉ phát ra bức xạ năng lượng thấp và không được coi là có mức độ nguy hiểm cao.[49]

Chú thích

  1. ^ “Zirconium: zirconium(I) fluoride compound data”. OpenMOPAC.net. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.
  3. ^ Được cho là phân rã ββ thành 94Mo với chu kỳ bán rã hơn 1,1×1017 năm.
  4. ^ Boris Pritychenko & V. Tretyak. “Adopted Double Beta Decay Data”. National Nuclear Data Center. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Theo lý thuyết cũng trải qua phân rã β- thành 96Nb với chu kỳ bán rã một phần lớn hơn 2,4×1019 năm.
  6. ^ Finch, S.W.; Tornow, W. (2016). “Search for the β decay of 96Zr”. Nuclear Instruments and Methods in Physics Research Section A: Accelerators, Spectrometers, Detectors and Associated Equipment. 806: 70–74. Bibcode:2016NIMPA.806...70F. doi:10.1016/j.nima.2015.09.098.
  7. ^ a b c d e f Emsley, John (2001). Nature's Building Blocks. Oxford: Nhà in Đại học Oxford. tr. 506–510. ISBN 0-19-850341-5.
  8. ^ a b c d e “Zirconium”. How Products Are Made. Advameg Inc. 2007. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
  9. ^ Winter, Mark (2007). “Key Information”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008.
  10. ^ a b c d “Zirconium”. Los Alamos Chemistry Division. ngày 15 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008.
  11. ^ Considine, Glenn D. biên tập (2005), “Zirconium”, Van Nostrand's Encyclopedia of Chemistry, New York: Wylie-Interscience, tr. 1778–1779, ISBN 0-471-61525-0
  12. ^ a b Winter, Mark (2007). “Uses”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008.
  13. ^ a b c d e f Lide, David R. biên tập (2007–2008), “Zirconium”, CRC Handbook of Chemistry and Physics, 4, New York: CRC Press, tr. 42, 978-0-8493-0488-0Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  14. ^ Winter, Mark (2007). “Electronegativity (Pauling)”. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  15. ^ a b c “Nubase2003 Evaluation of Nuclear and Decay Properties” (PDF). Nuclear Physics A. Atomic Mass Data Center. 729: 3–128. 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |formate= (trợ giúp)
  16. ^ a b “Zirconia”. AZoM.com. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  17. ^ Gauthier, V.; Dettenwanger, F.; Schütze, M. (ngày 10 tháng 4 năm 2002). “Oxidation behavior of γ-TiAl coated with zirconia thermal barriers”. Intermetallics. Frankfurt, Đức: Karl Winnacker Institut der Dechema. 10 (7): 667–674. doi:10.1016/S0966-9795(02)00036-5. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.[liên kết hỏng]
  18. ^ Phiếu MSDS cho Duratec 400, DuBois Chemicals, Inc.
  19. ^ Winter, Mark (2007). “Compounds”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008.
  20. ^ Bora U. (2003). “Zirconium Tetrachloride”. Synlett: 1073–1074. doi:10.1055/s-2003-39323.
  21. ^ Phiếu MSDS cho Duratec 400, DuBois Chemicals, Inc.
  22. ^ Rouhi, A. Maureen (ngày 19 tháng 4 năm 2004). “Organozirconium Chemistry Arrives”. Science & Technology. Chemical & Engineering News. 82 (16): 36–39. ISSN 0009-2347. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2008.
  23. ^ P. C. Wailes và H. Weigold (1970). “Hydrido complexes of zirconium I. Preparation”. Journal of Organometallic Chemistry. 24: 405–411. doi:10.1016/S0022-328X(00)80281-8.
  24. ^ D. W. Hart and J. Schwartz (1974). “Hydrozirconation. Organic Synthesis via Organozirconium Intermediates. Synthesis and Rearrangement of Alkylzirconium(IV) Complexes and Their Reaction with Electrophiles”. J. Am. Chem. Soc. 96 (26): 8115–8116. doi:10.1021/ja00833a048.
  25. ^ How It's Made. Mùa 10. Tập 09. ngày 15 tháng 2 năm 2008.
  26. ^ a b c d e Stwertka, Albert (1996). A Guide to the Elements. Nhà in Đại học Oxford. tr. 117–119. ISBN 0-19-508083-1.
  27. ^ Allison, S. W. “37th AIAA/ASME/SAE/ASEE Joint Propulsion Conference and Exhibit” (PDF). AIAA/ASME/SAE/ASEE Joint Propulsion Conference.
  28. ^ Meier, S. M.; Gupta, D. K. (1994). “The Evolution of Thermal Barrier Coatings in Gas Turbine Engine Applications”. Journal of Engineering for Gas Turbines and Power. 116: 250–257. doi:10.1115/1.2906801. S2CID 53414132.
  29. ^ Clark, Stephen (1 tháng 11 năm 2023). “After decades of dreams, a commercial spaceplane is almost ready to fly”. Ars Technica. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  30. ^ ATI Materials. “Zircadyne® 702/705 in Hydrogen Peroxide” (PDF). atimaterials. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  31. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lee
  32. ^ Ash SR. Sorbents in treatment of uremia: A short history and a great future. 2009 Semin Dial 22: 615–622
  33. ^ Ingelfinger, Julie R. (2015). “A New Era for the Treatment of Hyperkalemia?”. New England Journal of Medicine. 372 (3): 275–7. doi:10.1056/NEJMe1414112. PMID 25415806.
  34. ^ Pearse, Roger (ngày 16 tháng 9 năm 2002). “Syriac Literature”. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008.
  35. ^ Hedrick, James B. (1998), “Zirconium”, Metal Prices in the United States through 1998 (PDF), Cục Địa chất Hoa Kỳ, tr. 175–178, truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008
  36. ^ a b c Peterson, John; MacDonell, Margaret (2007), “Zirconium”, Radiological and Chemical Fact Sheets to Support Health Risk Analyses for Contaminated Areas (PDF), Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, tr. 64–65, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008, truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008
  37. ^ a b c Winter, Mark (2007). “Geological Information”. Zirconium. Đại học Sheffield. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  38. ^ a b “Zirconium and Hafnium” (PDF). Mineral Commodity Summaries. Cục Địa chất Hoa Kỳ: 192–193. 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  39. ^ Abraham, M. M.; Boatner, L. A.; Ramey, J. O.; Rappaz, M. (20 tháng 12 năm 1984). “The occurrence and stability of trivalent zirconium in orthophosphate single crystals”. The Journal of Chemical Physics. 81 (12): 5362–5366. Bibcode:1984JChPh..81.5362A. doi:10.1063/1.447678. ISSN 0021-9606.
  40. ^ Callaghan, R. (ngày 21 tháng 2 năm 2008). “Zirconium and Hafnium Statistics and Information”. Cục Địa chất Hoa Kỳ. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  41. ^ Jolyon Ralph & Ida Ralph (2008). “Minerals that include Zr”. Mindat.org. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  42. ^ Lide, David R. biên tập (2007–2008). “Zirconium”. CRC Handbook of Chemistry and Physics. 4. New York: CRC Press. tr. 42. ISBN 978-0-8493-0488-0.
  43. ^ “Zirconium”. Infoplease. Pearson Education. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
  44. ^ Nielsen, Ralph (2005) "Zirconium and Zirconium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a28_543
  45. ^ Brady, George Stuart; Clauser, Henry R. & Vaccari, John A. (2002). Materials handbook: an encyclopedia for managers, technical professionals, purchasing and production managers, technicians, and supervisors. McGraw-Hill Professional. tr. 1063–. ISBN 978-0-07-136076-0. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  46. ^ Zardiackas, Lyle D.; Kraay, Matthew J. & Freese, Howard L. (2006). Titanium, niobium, zirconium and tantalum for medical and surgical applications. ASTM International. tr. 21–. ISBN 978-0-8031-3497-3. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
  47. ^ “Zirconium”, ICSC, ILO, 2004, truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2008
  48. ^ “Zirconium Compounds”. NIOSH. ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2008.
  49. ^ “ANL Human Health Fact Sheet: Zirconium (October 2001)” (PDF). Argonne National Laboratory. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2020.

Tham khảo

Xem thêm

  • Hợp chất zirconi
  • WebElements.com – Zirconi
  • x
  • t
  • s
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
1 H He
2 Li Be B C N O F Ne
3 Na Mg Al Si P S Cl Ar
4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
5 Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te  I  Xe
6 Cs Ba La Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
7 Fr Ra Ac Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og