Cơ delta

Cơ delta
Cơ delta
Cơ ở vị trí nối chi trên với cột sống
Chi tiết
Nguyên ủySợi trước: 1/3 ngoài bờ trước xương đòn,
Sợi ngoài: mỏm cùng vai của xương vai,
Sợi sau: gai vai của xương vai
Bám tậnlồi củ delta của xương cánh tay
Động mạchđộng mạch ngực - mỏm cùng vai, động mạch quặt ngược cánh tay trước và động mạch quặt ngược cánh tay sau
Dây thần kinhThần kinh nách
Hoạt độnggiạng vai, gấp và duỗi
Cơ đối vậnCơ lưng rộng
Định danh
Latinhmusculus deltoideus
MeSHD057645
TAA04.6.02.002
FMA32521
Thuật ngữ giải phẫu của cơ
[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Cơ delta (còn gọi là cơ vai, cơ bả vai, tiếng Anh: Deltoid muscle, tiếng Pháp: Le muscle deltoïde) là cơ ở vị trí trên vai ở người. Về mặt giải phẫu, cơ tạo thành từ ba sợi riêng biệt, mặc dù theo điện cơ đồ lại chia cơ thành ít nhất bảy nhóm mà hệ thần kinh chi phối độc lập.[1]

Trong tiếng Anh, trước đây cơ có danh pháp là deltoideus (số nhiều deltoidei) và tên này vẫn được sử dụng bởi một số nhà giải phẫu học. Sở dĩ có tên như vậy là vì cơ có hình dạng giống chữ delta viết hoa (Δ) trong bảng chữ cái Hy Lạp. Những người tập thể hình thường gọi tắt là "delt ".

Một nghiên cứu trên 30 đối tượng cho thấy khối lượng trung bình của cơ delta là 191,9 gam (6,77 oz) ở người, dao động từ 84 gam (3,0 oz) đến 366 gam (12,9 oz).[2]

Cấu trúc

Các nghiên cứu cổ điển xác nhận rằng nguyên ủy của cơ delta gồm 3 tập hợp sợi cơ rời rạc, thường được gọi là "đầu":[3]

  1. Sợi trước hoặc sợi đòn phát sinh từ hầu hết bờ trước và mặt trên của một phần ba ngoài xương đòn.[4] Nguyên ủy trước ở vị trí kề với sợi ngoài của cơ ngực lớn. Các sợi cơ này có liên quan chặt chẽ và chỉ có khe nhỏ, là khe mà tĩnh mạch đầu đi qua, ngăn cách hai cơ.[5]
  2. Sợi bên hoặc sợi mỏm cùng vai phát sinh từ mặt trước mỏm cùng vai của xương vai.
  3. Sợi sau hoặc sợi gai phát sinh từ bờ sau gai vai của xương vai.

Fick [6] chia ba sợi cơ nêu trên thành bảy thành phần nhỏ hợn theo Kapandji, Sakoma Y và cộng sự:[7][8] Sợi trước có hai thành phần (I và II); Sợi bên có một (III); Sợi sau có bốn thành phần (IV, V, VI và VII)

Bám tận

Các sợi cơ tụ lại, bám tận tại lồi củ delta ở giữa bờ ngoàixương cánh tay.

Theo cổ điển, cơ delta có một bám tận duy nhất, tuy nhiên thực tế cơ delta bám tận được chia thành hai hoặc ba vùng rõ ràng tương ứng với ba nguyên ủy của cơ. Ngoài ra, mạc delta hợp cùng mạc cánh tay, liên hệ với ô cánh tay trong và ngoài [9]

Cung máu

Cơ delta được nuôi dưỡng bởi động mạch mũ cánh tay sau và nhánh delta của động mạch ngực - cùng vai (phân nhánh từ động mạch nách).[10]

Thần kinh

Cơ delta được thần kinh nách chi phối.[10] Thần kinh nách bắt nguồn từ nhánh trước của thần kinh sống C5C6.[11]

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bảy phân đoạn thần kinh đến cơ delta. Ba trong số phân đoạn chi phối đầu trước cơ delta, một phân đoạn chi phối ở đầu giữa và ba phân đoạn chi phối đầu sau cơ delta.[12] Các phân đoạn thần kinh cơ này được tạo bởi các nhánh nhỏ của thần kinh nách, và phối hợp với các cơ khác của nhóm cơ vai bao gồm Cơ ngực lớncơ trên gai.[12]

Thần kinh nách có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật vùng nách, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú. Thần kinh cũng có thể bị thương do trật khớp trước ở đầu xương cánh tay.[13]

  Sợi trước (1/3 ngoài bờ trước xương đòn)
  Sợi bên (mỏm cùng vai của xương vai)
  Sợi sau (gai vai của xương vai)