Công nghệ ngôn ngữ

Công nghệ ngôn ngữ, thường gọi là công nghệ ngôn ngữ con người (tiếng Anh: language technology, hay human language technology, viết tắt HLT) là một ngành nghiên cứu các phương pháp về cách thức các chương trình máy tính hay các thiết bị điện tử có thể phân tích, sản xuất, thay đổi hay phản hồi với các văn bản và tiếng nói của con người.[1]

Thông thường, làm việc với công nghệ ngôn ngữ đòi hỏi một kiến thức rộng không chỉ về ngôn ngữ học mà còn về khoa học máy tính. Một mặt, điều này bao gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và ngôn ngữ học tính toán (CL), mặt khác là nhiều khía cạnh định hướng ứng dụng của những thứ trên, và các khía cạnh cấp thấp hơn như mã hóa và công nghệ tiếng nói (speech technology).

Lưu ý rằng các khía cạnh cơ bản này thông thường không được xem là thuộc phạm vi của các thuật ngữ liên quan như xử lý ngôn ngữ tự nhiênngôn ngữ học tính toán, mà là những từ gần như đồng nghĩa. Ví dụ: với nhiều ngôn ngữ ít được biết đến trên thế giới, nền tảng của công nghệ ngôn ngữ cung cấp cho cộng đồng phông chữ và thiết lập bàn phím để những ngôn ngữ này có thể được viết (trình bày) trên máy tính hoặc thiết bị di động.[2]

Tham khảo

  1. ^ Uszkoreit, Hans. “DFKI-LT - What is Language Technology”. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ “SIL Writing Systems Technology”. sil.org. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài

  • Johns Hopkins University Human Language Technology Center of Excellence
  • Carnegie Mellon University Language Technologies Institute
  • Institute for Applied Linguistics (IULA)at Universitat Pompeu Fabra. Barcelona, Spain
  • German Research Centre for Artificial Intelligence (DFKI) Language Technology Lab
  • CLT: Centre for Language Technology in Gothenburg, Sweden Lưu trữ 2017-04-10 tại Wayback Machine
  • Globalization and Localization Association (GALA)
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s